Các nguyên lý thiết kế mỹ thuật cho nội thất

Thiết kế nội thất bên trong liên quan đến việc lựa chọn các thành phần thiết kế và sự bố trí các thành phần đó giữa không gian để thoả mãn các yêu cầu về công năng và tính thẩm mỹ. Để đảm bảo các yêu cầu này thì quá trình thiết kế cần phải tuân theo các nguyên tắc thiết kế đó là:

* Tỷ lệ

Tỷ lệ cho biết mối quan hệ giữa phần này với phần khác trong cùng một vật hay giữa vật này với vật khác trong cùng một không gian cụ thể. Mối quan hệ này có thể là về số lượng, về kích cỡ hay mức độ,…khi lựa chọn hay bố trí các sản phẩm nội thất phải bố trí

tỷ lệ giữa các vật vì kích thước của một vật sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước tương đối của

vật khác đặt trong môi trường của nó. Các phần của một thành phần thiết kế, giữa một vài

thành phần, hình thức và sự khép kín không gian, như vậy sẽ làm cho không gian nội thất

trở nên cân đối, hợp lý nâng cao giá trị thẩm mỹ cho căn phòng,…

* Tỷ xích

Nguyên lý thiết kế của tỷ xích là sự liên quan tỷ lệ giữa các bộ phận cho cân đối. Tỷ xích cũng như tỷ lệ đều có quan hệ với kích thước của mọi vật.

Tỷ xích thị giác nói tới độ lớn của vật nào đó xuất hiện khi có sự so sánh với các vật khác xung quanh nó. Như vậy, tỷ xích của một vật thường là những nhận xét chúng ta đưa ra dựa vào sự liện hệ hay dựa vào kích thước của một vật nào khác gần đó hoặc những yếu

tố xung quanh. Tỷ xích không chỉ xuất hiện giữa các đồ vật mà còn xuất hiện trong mối

quan hệ giữa người và đồ vật.

Sự xác định tỷ xích của một không gian nội thất không bị hạn chế bởi các mối quan hệ của ai cả. Các thiết bị nội thất có thể liên quan đồng thời tới toàn bộ không gian và tới

các thiết bị khác tới những người sử dụng không gian phòng đó. Một vật có thể có tỷ xích

bình thường với vật này nhưng lại có tỷ xích khác thường nếu đem so sánh với các vật

khác. Những yếu tố tỷ xích có thể thu hút sự chú ý, tạo nên điểm nhấn cho căn phòng.

* Sự cân bằng

Không gian nội thất và các yếu tố quanh nó như: đồ đặc, đèn sáng và các yếu tố trang trí khác thường một tổng thể hình thể, kích thước, màu sắc và chất liệu.

Những yếu tố này được nhận biết như thế nào là do sự đáp ứng, sự thích dụng của đồ đạc để đạt được nhu cầu thẩm mỹ. Lúc này những yếu tố sẽ thu xếp để đạt được sự cân bằng thị giác, một sự cân bằng giữa thị giác được tạo bởi các thành phần, giữa thành phần trong tổng thể không gian nội thất đều có những nét đặc trưng riêng về hình khối về kích thước, màu sắc, chất liệu.

Có hai kiểu cân bằng cơ bản có thể sử dụng trong phòng khách quốc tế Đại học Lâm nghiệp đó là:

– Cân bằng đối xứng trục: Đây là kết quả sự sắp xếp các yếu tố chuẩn, sự tương ứng trong hình dáng, kích thước và vị trí liên quan đến một đường hay trục gọi là trục đối xứng.

– Cân bằng đối xứng xuyên tâm: Đây là kết quả của việc tổ chức các yếu tố xung quanh điểm trung tâm. Nó tạo ra một bố cục tập trung và nhấn mạnh điểm giữa như một điểm trọng tâm của căn phòng.

Đây là hai phương pháp có sức thuyết phục để thiết lập quy tắc thi giác, tạo nên sự đồng nhất cho căn phòng và đơn giản hoá trong việc tổ chức bố cục của phòng.

* Sự hài hoà

Sự hài hoà có thể được hiểu là sự phù hợp hay hài lòng về các thành phần trong một bố cục. Nguyên tắc hài hoà đòi hỏi sự chọn lọc kỹ lưỡng các yếu tố, chia những nét riêng hay những đặc tính chung như hình dáng, màu sắc, chất liệu hay vật liệu. Nó lặp lại ở một

điểm chung đó là tạo ra một sự thống nhất và hài hoà thị giác giữa các yếu tố trong nội thất.

Sự hài hoà khi sử dụng quá nhiều yếu tố có đặc điểm giống nhau có thể dẫn đến bố cục không linh hoạt. Sự đa dạng trong trường hợp khác khi lạm dụng nó để làm cơ sở cho sự phong phú có thể dẫn đến sự hỗn loạn thị giác. Một sự đa dạng làm sinh động và tạo sự thú vị của khung cảnh nội thất.

* Nhịp điệu

Nguyên lý thiết kế nhịp điệu là dựa vào sự lặp đi lặp lại của các yếu tố trong không gian. Sự lặp l¹i này không chỉ tạo nên sự thống nhất thị giác mà còn tạo nên sự chuyển động mang tính nhịp điệu mà mắt và tâm trí người quan sát có thể theo hướng nào đó bên trong một bố cục hoặc xung quanh không gian.

Hình thái đơn giản nhất là sự nhắc lại các không gian đều đặn của các yếu tố giống nhau theo một đường kẻ. Khi những kiểu mẫu này trở nên quá đơn điệu nó có thể dùng để thiết lập một nhịp điệu cho những phần chính hoặc để xác định một tuyến chất cho đường viền hay để trang trí.

Các hình mẫu phức tạp có nhịp điệu được thực hiện bằng cách tạo mối quan hệ thị giác cho các yếu tố, tức là liên kết các vật liền kề nhau hoặc phân chia các điểm cơ bản giữa chúng.

Không gian của các yÕu tố liên tục của nhịp độ của nhịp điệu thị giác có thể thay đổi, tạo thành và nhấn mạnh những điểm cần thiết trong khối. Hiệu quả về nhịp điệu có thể làm duyên dáng, truyền cảm, dứt khoát và đột ngột. Mỗi chuỗi hình mẫu có nhịp điệu, nhưng khi sự đột biến của một yếu tố độc đáo có thể làm tăng tính tự nhiên của hình mẫu.

Trong khi những yếu tố lặp lại để có tính liên tục, phải có một đặc điểm thông thường, chúng ta có thể thay đổi hình thù, chi tiết, màu sắc, chất liệu. Những sự khác biệt có thể tạo thành sự phong phú thị giác và có thể dẫn tới những mức độ đa dạng khác nhau.

Một nhịp điệu xen kẽ có thể đặt nằm ngang, hoặc những biến tấu có thể được sắp xếp tăng lên về kích cỡ, giá trị, màu sắc để định hướng cho chuỗi.

Nhịp điệu thị giác rễ ràng nhận ra nhất khi tạo thành một mẫu theo đường, trong một không gian nội thất chuỗi không theo tính chất tuyến gần những hình thù, màu sắc và

chất liệu có thể cung cấp những nhịp điệu tinh tế hơn mà mắt thường không thể nhận thấy

ngay.

* Sự nhấn mạnh

Nguyên lý nổi bật của sự nhấn mạnh luôn tồn tại cùng với điểm nhấn và phụ thuộc vào các yếu tố trong việc sắp đặt của người thiết kế néi thất. Một không gian nội thất không có điểm nhấn sẽ gây sự buồn tẻ, tuy nhiên nếu nhiều điểm nhấn quá sẽ gây sự hỗn loạn, nhàm chán, giảm giá trị từ cái có giá trị.

Một yếu tố đặc biệt nổi bật có thể cho ta cái nổi bật đó bởi kích thước, màu sắc, kết cấu … nó tuỳ vào không gian cụ thể. Một yếu tố hay nét đặc biệt có thể nổi bật bởi vị trí đặc biệt và hướng của nó trong không gian.

Để làm tăng sự nổi bật một yếu tố có thể đặt hướng tương phản với các bình diện bình thường trong không gian và các yếu tố khác trong nó, nó có thể được chiếu sáng đặc biệt, những đường phụ, yếu tố phụ có thể sắp xếp hướng tới điểm chú ý, điểm đặc biệt mà ta cần nhấn mạnh.