Trạng thái rừng trên núi đá vôi
Kiểu rừng này trong khu vực nghiên cứu có diện tích lớn 5985ha. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức diễn ra trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động của kiểu rừng này hiện tại còn lại rất ít, phân bố rải rác trên các đỉnh núi đá vôi cao, dốc hiểm trở, xa đường giao thông. Loài thực vật ưu thế phổ biến rất đặc trưng trong các quần xã thực vật ở đây là Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Đinh (Markhamia stipulata), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trai lý (Garcinia fragraeoides), Thung (Tetrameles nudiflora), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum, Đại phong tử (Hydnocarpus anthelminthica)… Các cây gỗ đa số có chiều cao trên 20m và đường kính trung bình 40cm – 50cm. Phần lớn diện tích rừng trên núi đá vôi ở đây đã bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác của con người. Thành phần thực vật tương tự như ở trạng thái rừng chưa bị tác động, cũng bao gồm các
loài: Nghiến, Lát. Đinh, Trai lý, Thung…nhưng những cây gỗ cao to đã bị khai thác hết, chỉ còn lại những cây nhỏ có chiều cao 10 – 15m, đường kính 20 – 25cm và những cây con tái sinh.
2. Trạng thái rừng trên núi đất
Trong khu vực nghiên cứu, kiểu rừng này phân bố trên các vùng đồi núi đất ở độ cao dưới 400m. Các loài thực vật chủ yếu trong kiểu thảm này là Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Sau sau (Liquidambar formosana), Cáng lò (Betula alnoides), Xoan nhừ (Choerospodias axillaris)…, chúng thường mọc thành những quần thể nhỏ gần như thuần loài.
3. Trạng thái rừng trong thung lũng
Trong những vùng không bị tác động của con người, thành phần thực vật ở đây có nhiều loài cây gỗ cao trung bình 20m, đường kính trung bình 50cm – 60cm. Đó là các loài Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), De (Cinnamomum sp.), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Phay (Duabanga grandiflora), Thung (Tetrameles nudiflora)…
4. Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá
Kiểu rừng này chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu.
Thành phần loài thực vật phổ biến và hay gặp là Phay (Duabanga grandiflora), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sếu (Celtis sinensis), Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Núc nác (Oroxylum indicum), Nhọc (Polyalthia cerasoides)…
5. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác
Ở kiểu rừng này, thảm thực vật rất đa dạng về thành phần loài cũng như về cấu trúc hình thái. Ở vùng núi đá vôi, thành phần loài thực vật của rừng thứ sinh gồm các loài như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Thị đốt cao (Diospiros susarticulata.), Cà ổi (Castanopsis ferox), Đa bóng (Ficus vasculosa), Mạ sưa (Heliciopsis lobata)… Ở vùng núi đất, trong trạng thái thứ sinh, thành phần loài thực vật phong phú hơn so với ở vùng núi đá vôi. Các loài thường gặp là Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sung (Ficus racemoa), Núc nác (Oroxylum indicum), Chò xanh (Terminalia myriocarpa)…
6. Trạng thái rừng tre nứa
Trong khu vực nghiên cứu rừng tre nứa có 50ha, các loài tre nứa phổ biến là Nứa (Neohouzeauna dullooa), Sặt (Arundineria callosa), Vầu (Idosasa crassiflora), Giang (Dendrocalamus patellaris)… Có thể gặp chúng mọc xen với các loài cây gỗ hoặc mọc thành những quần thể nhỏ thuần loài.
7. Trạng thái thảm cây bụi
Trảng cây bụi cũng gặp rải rác trong khu vực nghiên cứu. Đó là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Cò ke láng (Grewia glabra), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Mua vảy (Melastoma candidum), Lẩu (Psychotria reevesii), Hồng bì (Clausena lansium)…
8. Trạng thái thảm cỏ
Trảng cỏ thứ sinh thường xuất hiện trên đất sau nương rãy bỏ hoang hoá. Phổ biến và chiếm ưu thế là các loài Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ chit (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora)…
Xe hơi thể thao Sản phẩm tốt nhất thị trường hiện nay.