Bằng lái xe ô tô là 1 trong những loại giấy tờ cực kỳ cần thiết mà bạn phải mang theo khi sử dụng các loại phương tiện giao thông (ngoại trừ xe đạp). Vậy có những loại bằng lái xe nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới dây.
Ngày càng nhiều cá nhân có nhu cầu sở hữu bằng lái ô tô
Các loại bằng lái xe ô tô thông dụng
Hiện nay có 7 loại giấy phép lái xe được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ và thông tư 12/2017/TT-BGTVT, mỗi loại giấy phép sẽ tương ứng với hạng của mỗi loại hình phương tiện cơ giới cụ thể.
1.1. Bằng lái ô tô B1 cho xe số tự động
Bằng lái ô tô B1 số tự động được cấp cho những cá nhân không làm các ngành liên quan đến dịch vụ vận tải. Với bằng này, người tham gia giao thông có thể lái các loại xe có hộp số tự động, bao gồm:
- Ôtô số tự động dưới 09 chỗ ngồi (kể cả ghế lái)
- Xe tải và các loại xe chuyên dùng có trọng lượng dưới 3,5 tấn.
- Ôtô được thiết kế đặc biệt dành cho người khuyết tật.
Nhiều người tham gia giao thông hiện nay thường ưu tiên việc chọn lựa giấy phép lái xe số tự động B1 hơn vì nó dễ học, tiết kiệm thời gian và cho phép thi sát hạch giấy phép lái xe. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô ngày thường sẽ có thiên hướng sản xuất ô tô số tự động. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, giấy phép lái xe hạng B1 số tự động không có giá trị khi lái xe số sàn.
1.2. Bằng lái xe hơi hạng B2
Giấy phép B2 cấp cho cá nhân điều khiển xe ô tô số tự động và số sàn có sức chứa từ 4 chỗ đến 9 chỗ và trọng tải dưới 3,5 tấn. Nếu có bằng B2 thì được sử dụng các loại xe đã được phê duyệt trước đó để vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Tuy nhiên, dựa vào dự thảo mới của Luật giao thông đường bộ, giấy phép lái xe B1 và B2 được Bộ Công An đề xuất hủy bỏ bắt đầu từ ngày 01/07/2024. Những người không thuộc ngành vận tải có thể xin cấp bằng lái xe hạng B, ví dụ bằng lái xe hạng B có thể sử dụng các loại xe như hạng B1, hạng B2. Ngoài ra, các cá nhân có thể lái xe kéo rơ moóc tải trọng có khối lượng dưới 3,5 tấn (rơ moóc không quá 750kg).
1.3. Bằng lái ô tô hạng C
Đối với người điều khiển xe tải có trọng lượng từ 3,5 tấn trở lên, bắt buộc phải có bằng lái ô tô hạng C, bao gồm:
- Xe tải, xe chuyên dùng không dưới 3,5 tấn.
- Xe đầu máy, sơ mi rơ moóc từ 3,5 tấn trở lên (rơ moóc dưới 750kg).
- Các loại xe ô tô có giấy phép lái xe hạng B.
Lưu ý: bằng lái hạng C có thời hạn 3 năm kể từ khi được cấp. Sau 3 năm, để tiếp tục tham gia giao thông, người lái xe phải gia hạn giấy phép lái xe sau thời hạn này.
1.4. Bằng lái ô tô hạng D
Giấy phép lái xe hạng D thường được cấp cho người lái xe chuyên chuyên phục vụ cho việc vận tải hàng hóa và đưa rước hành khách. Giấy phép lái xe hạng D sẽ có hiệu lực khi sử dụng các loại xe sau
- Ô tô có sức chứa từ 10 đến 30 chỗ (kể cả ghế lái)
- Được phép sử dụng các loại xe có giấy phép lái xe B1, B2, C.
Tương tự hạng C, giấy phép lái xe ô tô hạng D cũng sẽ hết hạn sau 3 năm và người tham gia giao thông cần phải gia hạn nếu muốn tiếp tục sử dụng.
1.5. Bằng lái ô tô hạng E
Bằng lái hạng E dành cho các cá nhân cũng trong ngành vận tải, cụ thể là khi sử dụng những phương tiện sau:
- Xe có thể chứa trên 30 chỗ ngồi
- Được phép sử dụng các phương tiện hạng D, C, B1, B2.
1.6. Bằng lái ô tô hạng F
Bằng lái xe hạng B2, C, D, E thường được cấp cho cá nhân đã lái xe tải lớn trong nhiều năm và đây được coi là một trong những loại giấy phép lái xe có giá trị nhất cả nước. Bằng lái xe hạng F cho phép người sở hữu lái các loại xe có rơ moóc có trọng lượng trên 750kg, sơ mi rơ moóc và ô tô nối liền rơ moóc. Cụ thể các phương tiện được dùng như sau:
- Hạng FB2 được phép lái các loại xe ghi trên giấy phép lái xe B2 có kéo rơ moóc và các loại xe thuộc giấy phép lái xe B1, B2;
- Hạng FC được phép lái các loại xe có trong giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, xe đầu kéo và và các xe hợp pháp để thông hành khi sử dụng bằng B1, B2, C và FB2;
- Hạng FD được lái các loại xe ghi trên giấy phép lái xe hạng D với rơ moóc, đầu kéo và các loại xe thuộc diện có giấy phép lái xe B1, B2, C, D, FB2;
- Với hạng FE, người sở hữu được phép lái các xe có trong giấy phép hạng E có rơ moóc, xe khách nối toa và và các xe trong phạm vi sử dụng của bằng B1, B2, C, D, FB2, FD.
Mỗi bằng lái sẽ tương ứng với hạng của mỗi loại phương tiện cụ thể
Điều kiện học các loại bằng lái xe
Các mẫu giấy phép lái xe khác nhau có các yêu cầu riêng biệt để có được giấy phép. Tuy nhiên, có 3 điều kiện mà bất kỳ tài xế sở hữu bất kỳ hạng giấy phép đều cần đáp ứng là:
Là công dân Việt Nam, có CMND hợp lệ, ảnh và thông tin rõ ràng;
- Có Giấy khám sức khỏe do bệnh viện huyện, tỉnh, huyện cấp GKSK A3;
- Phải đạt chiều cao tối thiểu từ 1m50 trở lên;
- Người học và thi cấp bằng lái ô tô không được mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần hoặc tật về mắt; không bị khuyết tật cụt hai ngón tay trở lên, bàn tay phải đủ bốn ngón (đặc biệt ngón cái); khuyết tật về chân (không bị cụt 1 bàn chân trở lên, bàn chân phải có ngón cái); không bị bệnh về tim (hở van tim, co thắt tim).
Không những vậy, người thi bằng lái xe ô tô cũng cần phải đáp ứng các điều kiện riêng tùy theo từng hạng bậc của bằng lái như sau:
2.1. Bằng B1:
Yêu cầu cần có thị lực trên 5/10 (được phép sử dụng kính mắt)
2.2. Bằng B2:
- Điều kiện thể lực như cân nặng từ 46kg trở lên và không mắc các bệnh về tim mạch như: suy tim, tăng huyết áp, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, ghép tim.
- Điều kiện về chu vi ngực trên 80cm, cơ – xương – khớp và hệ hô hấp không bị mắc các bệnh như hen phế quản, lao phổi.
- Yêu cầu thị lực 2 mắt sau điều chỉnh bằng kính phải đạt mức 16/10, có thể nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây và không bị mắc các bệnh như chói sáng, quáng gà, song thị.
- Điều kiện về tai – mũi – họng, thính giác tốt, có thể nghe bình thường ở cự ly trên 4m, nghe nói thầm và xác định được phương hướng phát ra âm thanh.
2.3. Bằng C:
Yêu cầu phải đủ 21 tuổi (tính đến thời điểm thi) và không mắc bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào.
2.4. Hạng D:
Người thi sẽ nâng hạng từ bằng B2 hoặc C. Với người đã có hạng B2, cần phải đạt trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên và không dưới 24 tuổi và có 5 năm kinh nghiệm trở lên. Hạng C cũng cần có từ 03 năm kinh nghiệm trở lên.
2.5. Hạng E:
Yêu cầu có bằng lái hạng C hoặc D, trình độ văn hóa cấp 2 trở lên, tuổi từ 27 trở lên. Với hạng C, người thi bằng lái cần có 5 năm kinh nghiệm. Với hạng D, người thi cũng cần có kinh nghiệm khoảng 3 năm.
Cấn đặc biệt lưu ý về điều kiện học các bằng lái xe ô tô
Kết luận
Bằng lái xe ô tô có thể được xem như là vật bất ly thân của mỗi người khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông. Với những thông tin được chia sẻ bên trên, hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu sơ bộ được về các loại giấy phép này và biết được bản thân cần gì, thiếu gì để có thể đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho việc thi bằng lái ô tô.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 7 bằng lái xe thông dụng tại Việt Nam