Chiến lược sản phẩm nội thất

Thị trường nội thất Việt Nam đặc biệt phát triển trong những năm gần đây. Các dòng sản phẩm nội thất có thể kể đến: nội thất gia đình, văn phòng, trường học, bệnh viện,…phục vụ nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng khác nhau có nhu cầu về sản phẩm nội thất. Mặt hàng sản phẩm nội thất nằm trong phân lớp hàng tiêu dùng, một số dòng sản phẩm nội thất thuộc lớp hàng lâu bền.

Đối với sản phẩm nội thất, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm theo các hướng khác nhau căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Sản phẩm nội thất là sản phẩm mà chu kỳ sống của nó trải qua các giai đoạn chủ yếu:

Giai đoạn triển khai: Khối lượng tiêu thụ tăng chậm vì hàng hoá ít người biết đến trong khi chi phí sản xuất lớn và lợi nhuận rất nhỏ bé, thậm chí có thể bị lỗ. Tham gia sản xuất ở giai đoạn này doanh nghiệp không thể mạo hiểm đưa ra khối lượng lớn.

Giai đoạn tăng trưởng: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới. Chi phí sản xuất và giá thành giảm đáng kể và do đó lợi nhuận tăng, khối lượng sản xuất có thể tăng do việc mở rộng thị trường tương đối thụân lợi.

Giai đoạn trưởng thành: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ có tốc độ tăng chậm lại, nhưng khối lượng tuyệt đối đạt con số cao nhất. Giai đoạn này thường kéo dài và thường là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường khối lượng hàng hoá lớn. Lợi nhuận lúc này đạt mức cao nhất.

Giai đoạn bão hoà: hàng hoá bắt đầu bị ứ đọng, nhu cầu thị trường giảm và khách hàng bắt đầu chuyển sang mua sắm những sản phẩm khác. Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm tương tự. Để tiếp tục duy trì mức bán hoặc không giảm sút quá nhanh, bắt buộc phải đưa ra những giải pháp đòi hỏi chi phí cao: giảm giá, tăng chi phí xúc tiến. Lợi nhuận trong kinh doanh giảm.

Giai đoạn suy thoái: Khối lượng bán giảm sút nhanh chóng tới mức sản phẩm không thể bán được hoặc chỉ bán với khối lượng ít. Do đó doanh số và lợi nhuận đều giảm sút.

Qua thực tế tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần nhận biết được mỗi loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh thuộc chu kỳ nào của chu kỳ sống, phân tích xem đã nên bỏ sản phẩm nào đó hay chưa, để từ đó có những giải pháp phù hợp. Đối với những sản phẩm lỗi thời hay sản phẩm không hợp thị hiếu người tiêu dùng cần có kế hoạch loại bỏ chúng đúng thời điểm để giảm bớt các chi phí không cần thiết.

Recent Posts

Hướng dẫn thủ tục mua ô tô trả góp đơn giản và thuận tiện

Sở hữu một chiếc ô tô không chỉ là niềm mơ ước của nhiều người…

3 months ago

Giá lăn bánh xe Vios năm 2023 và gợi ý kế hoạch mua xe linh hoạt

Nếu bạn muốn có cái nhìn rõ ràng về giá lăn bánh xe Vios và…

3 months ago

Tiêu chuẩn PCCC nhà xưởng: Bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất

Trong một nhà xưởng, việc bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất là…

3 months ago

Có nên vay tiền mua ô tô? Giải pháp nào là sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn?

Mua ô tô là một quyết định quan trọng, đặc biệt là khi bạn cân…

3 months ago

Lãi suất mua xe ô tô trả góp – Bí kíp sở hữu xế hộp mơ ước với chi phí tối ưu

Mua xe ô tô trả góp là giải pháp tài chính thông minh giúp bạn…

4 months ago

Mua xe Toyota cũ 7 chỗ ở đâu uy tín?

Tìm kiếm một chiếc xe Toyota cũ 7 chỗ giá rẻ, chất lượng tốt là…

4 months ago